Làm cách nào để điều trị chứng ngủ gật?

Gepubliceerd op 2 juni 2022 om 05:27

Mệt mỏi, thiếu ngủ, áp lực và căn thẳng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngủ gật. Tình trạng này không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng khiến người mắc phải mất tập trung, giảm hiệu suất công việc. Cùng Thế Giới Nệm tìm cách chống lại cơn ngủ gật vào ban ngày trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân dẫn đến chúng ngủ gật

Chúng ta có thể tình cờ quan sát thấy một anh chàng ngủ gật ngay cả khi đang đợi đèn đỏ hay cậu học sinh ngủ gục trên bàn giữa lớp học,... nhiều người thú nhận rằng họ cần nhiều cốc cà phê để có thể tỉnh táo vượt qua cơn ngủ gật mỗi ngày. 

Hình ảnh ngủ gật ở nơi công cộng không còn quá xa lạ và đôi khi chúng bị lên án. Bởi người nhìn sẽ nghĩ rằng họ lười biếng không chịu làm việc, học tập mà lại chọn cách nghỉ ngơi. Thế nhưng, đôi khi nguyên nhân có thể khiến bạn phần nào đó trở nên thông cảm với những con người đang ngủ gà ngủ gật ngoài kia.

  • Nguyên nhân ngủ gật có thể là do mọi người đang tất bật với các hoạt động, làm việc, học tập thâu đêm suốt sáng. Do đó, thời gian ngủ nghỉ bị hạn chế, dẫn đến mong muốn được chợp mắt để nạp lại năng lượng. 
  • Nhiều người gặp vấn đề về tâm lý, stress, trầm cảm, luôn có suy nghĩ tiêu cực, sợ hãi bóng tối hoặc đau khổ, khiến họ khó chợp mắt vào ban đêm và trở nên ngủ gà ngủ gật vào ban ngày.
  • Rối loạn giấc ngủ cũng là một nguyên nhân gây ra chứng ngủ gật. Những người mắc hội chứng rối loạn giấc ngủ sẽ khó ngủ vào ban đêm, chất lượng giấc ngủ không tốt, cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, có cảm giác uể oải, sức khỏe và tinh thần không được phục hồi nên họ có xu hướng ngủ vào ban ngày. 
  • Một số loại thuốc chữa bệnh có thể tạo cảm giác buồn ngủ liên tục và khiến bệnh nhân ngủ nhiều. Chẳng hạn như thuốc ngủ, thuốc chống loạn thần thuốc giải lo âu, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều chỉnh khí sắc, thuốc chống động kinh, thuốc chống dị ứng, thuốc giãn cơ…
  • Thay đổi hoocmon: Thường gặp ở phụ nữ, những người đang đến kỳ kinh nguyệt, người mới khỏi bệnh hoặc mới sinh con sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi và thường xuyên mất ngủ vào ban đêm nhưng lại muốn ngủ nhiều hơn vào ban ngày.
  • Ngoài ra, thường xuyên ngủ gật cũng liên quan đến một số bệnh lý như thiếu máu, bệnh lý về gan, bệnh lý tim mạch,...
  • Một nguyên nhân tiêu cực khiến bạn ngủ gật là do đã dành thời gian ngủ vào buổi tối để lướt web, chơi game, sử dụng các thiết bị điện tử,...
  • Đặc biệt, khi tình trạng ngủ gật xảy ra thường xuyên khó kiểm soát, tình trạng liệt toàn thân xuất hiện và mất hoàn toàn khả năng cử động trong quá trình ngủ thì có lẽ bạn đã mắc chứng ngủ rũ và nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Các hậu quả đáng sợ khi ngủ gật

Ngủ gật là “căn bệnh” không hiếm gặp ở lứa tuổi teen, sinh viên. Ngoài ra, không ít anh/chị/em văn phòng hay những người thức khuya dậy sớm để làm việc cũng mắc phải chứng bệnh này. 

Không ít báo đài đã đưa tin về những tai nạn đáng tiết do chứng ngủ gật gây ra. Nó còn gây ra các triệu chứng mệt mỏi cho cơ thể, như là đau đầu, chóng mặt, chán ăn, uể oải hay những tình huống tiêu cực như sau: 

  • Thiếu tập trung và giảm chỉ số IQ: Ngủ gật khiến cơ thể mệt mỏi, thêm đó, giấc ngủ bị ngắt quãng khiến nhiều người khó ngủ sâu và đủ giấc vào buổi tối. Vì thế, não bộ không thể tập trung được, làm giảm khả năng phân tích, thậm chí ảnh hưởng tới trí nhớ.
  • Nguy cơ tiểu đường và béo phì: Mất ngủ hay ngủ gật ảnh hưởng tới quá trình hấp thu glucose, làm tăng nguy cơ đái tháo đường. Tỉ lệ béo phì ở người thiếu ngủ hay ngủ gà ngủ gật cũng cao hơn những người ngủ đủ, ngủ đúng giờ.
  • Vấn đề tâm lý, cảm xúc: Ngủ gật là nguyên nhân của thiếu ngủ, đồng thời nó khiến giấc ngủ bị gián đoạn, gây ra sự gắt gỏng, nặng hơn sẽ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, gây ra căng thẳng, trầm cảm.
  • Ngủ gật trong tư thế ngồi khiến máu không lưu thông, dẫn tới tê chân. Đồng thời, gục mặt xuống bàn làm chèn ép ngực, ảnh hưởng hô hấp, gây ra áp lực lên tim, phổi
  • Hiện tượng ngủ gật khi lái xe chiếm khoảng một trong sáu căn nguyên tai nạn nghiêm trọng và một trong tám căn nguyên tai nạn dẫn đến việc tài xế hoặc hàng khách nhập viện.
  • Một nghiên cứu của các nhà khoa học Hoa Kỳ đã kết luận sau khi khảo sát ở 2000 người “ Những ai thường xuyên ngủ gật vào ban ngày có dấu hiệu đột quỵ gấp 2 - 4 lần so với những người không bao giờ ngủ gật vào ban ngày”.

Làm sao để tránh tình trạng ngủ gà - ngủ gật

Để tránh những hậu quả đáng tiết của chứng ngủ gật, để giữ cơ thể tỉnh táo, bạn cần nghiêm túc thực hiện những thói quen sau mỗi ngày:

  • Duy trì lịch ngủ đều đặn: Cụ thể, bạn nên ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm, đặt báo thức để không làm lệch đồng hồ sinh học. Cứ duy trì thói quen như vậy, lâu dần nhịp sinh học của bạn sẽ được điều chỉnh giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn và tránh tình trạng mệt mỏi, uể oải vào ban ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên: Để đẩy lùi cơn buồn ngủ mỗi sáng, bạn hãy thường xuyên vận động, thực hiện các bài tập từ nhẹ nhàng đến nâng cao để làm cho tâm trí được tỉnh táo, vững vàng hơn.
  • Hấp thụ nhiều hơn ánh sáng mặt trời: Đừng ở trong phòng quá nhiều, nhất là những nơi thiếu nguồn ánh sáng tự nhiên, vì nó khiến tâm trạng của bạn trầm xuống, khiến giấc ngủ có thể kéo đến bất cứ lúc nào. 
  • Sử dụng các chất kích thích có khoa học: Cà phê, trà hay nước tăng lực sẽ có khả năng kích thích não bộ, giúp bạn làm việc hiệu quả và loại bỏ hoàn toàn cảm giác buồn ngủ. Ngoài ra, bạn có thể thử nhai một vài viên singum. Việc này giúp gia tăng lượng oxy lên não, hệ thần kinh trung ương tạo ra ra các kết nối mạnh mẽ hơn khi làm việc, học tập. Tuy nhiên, việc sử dụng các chất kích thích quá nhiều hoặc sát giờ ngủ sẽ khiến bạn bị mất ngủ. 

Những giải pháp phía trên dành cho những ai thiếu ngủ, mệt mỏi dẫn đến tình trạng ngủ gật. Nếu bạn luôn đã ngủ đủ giấc vào hôm trước, nhưng vẫn luôn có cảm giác muốn ngủ, ngủ gật thì chúng đã trở thành một bệnh lý nghiêm trọng và bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức để có được lên một liệu trình điều trị phù hợp.

Thông tin liên hệ

Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Websitehttps://thegioinem.com/

Hotline: 0707 325 325

Reactie plaatsen

Reacties

Er zijn geen reacties geplaatst.