Ngủ mê sảng: Cách điều trị hiệu quả mà bạn nên biết

Gepubliceerd op 8 april 2022 om 11:59

Trong khi ngủ, không ít người gặp phải tình trạng mê sảng. Thông thường những người rơi vào trường hợp này sẽ không biết mình đang ở trong tình trạng này. Theo các chuyên gia về giấc ngủ, đây là một dạng rối loạn hay gặp và đôi khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.Tìm hiểu ngay thông tin ngủ mê sảng: cách điều trị hiệu quả mà bạn nên biết nhé! 

Thông tin cần biết về ngủ mê sảng

Ngủ mê sảng là gì?

Ngủ đủ giấc sẽ đảm bảo sự phục hồi chức năng các hoạt động của não ở trạng thái thức tỉnh. Trung bình mỗi người lớn sẽ có nhu cầu ngủ trong 6 - 7 giờ mỗi đêm với 4 - 5 chu kỳ ngủ khác nhau. Ngủ mê sảng hay nói khi ngủ là một biểu hiện của bệnh mộng du - rối loạn giấc ngủ thường gặp. Tình trạng mê sảng thường xuất hiện vào ⅓ đầu của thời gian ngủ trong đêm.

Mê sảng là một tình trạng rối loạn chức năng tâm thần ngờ và thường có thể khỏi. Bệnh này có đặc điểm là mất khả năng chú ý, mất phương hướng, không thể suy nghĩ rõ ràng và các giao động trong mức độ tỉnh táo. Khi bị mê sảng, người bệnh có thể tỉnh táo ngay khi chịu sự tác động mạnh từ bên ngoài. Sau khi đã hết mê sảng, thường thì người bệnh sẽ quay lại giường ngủ tiếp.

Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến người bệnh bị mê sảng có thể chỉ đơn giản là tình trạng bệnh lý, nhưng cũng có thể do sự tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài. Đôi khi khó có thể xác định được nguyên nhân cụ thể của chứng ngủ mê sảng. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân dẫn tới mê sảng là:

  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc hoặc độc tính của thuốc
  • Làm dụng rượu hoặc ma túy
  • Đang gặp vấn đề về sức khỏe
  • Bị mất cần bằng về sự chuyển hóa các chất trong cơ thể như hạ natri, hạ canxi,...
  • Bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính, nhất là ở trẻ em
  • Cơ thể tiếp xúc với độc tố
  • Người bị suy dinh dưỡng hoặc bị mất nước
  • Người thiếu ngủ hoặc bị trầm cảm nặng
  • Ảnh hưởng từ phẫu thuật hoặc thủ thuật y tế khác
  • Sử dụng các loại thuốc kết hợp như thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc trị bệnh Parkinson, thuốc điều trị co giật, thuốc hen,...

Ngoài ra còn có một số yếu tố khác khiến bạn ngủ mê sảng như:

  • Những đối tượng bị đột quỵ, trí tuệ kém minh mẫn
  • Người cao tuổi
  • Người bị khiếm thị hoặc khiếm thính
  • Người đang điều trị nhiều căn bệnh khác

Dấu hiệu và triệu chứng mê sảng

Những người ngủ mê sảng sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

  • Giảm nhận thức về môi trường xung quanh. Điều này sẽ dễ dàng dẫn tới tình trạng mất khả năng tập trung vào chủ đề, tập trung vào 1 suy nghĩ duy nhất, không quan tâm tới xung quanh, dễ bị phân tâm bởi những điều không quan trọng, cô lập và ít tham gia các hoạt động của cộng đồng.
  • Suy giảm nhận thức với các biểu hiện như giảm trí nhớ, nhất là những gì vừa xảy ra; mất định hướng không biết bản thân là ai, đang ở đâu; khó nói, khó nhớ từ; nói lan man, vô nghĩa.
  • Thay đổi về hành vi thường có các biểu hiện như bị ảo giác, bồn chồn, kích động hoặc có hành vi gây hấn. Nhiều người còn gào thét, rên rỉ hoặc tạo ra âm thanh khác lạ. Số khác có thể im lặng, tự cô lập (thường thấy ở người lớn tuổi), vận động chậm, thờ ơ.
  • Rối loạn về cảm xúc thường sẽ khiến người ngủ mê sảng lo lắng, sợ hãi, hoang tưởng, trầm cảm, tức giận, khó chịu, hưng phấn, thay đổi về nhân cách hoặc tinh thần thay đổi nhanh và không thể đoán được.

Khi bắt gặp các triệu chứng trên và thường ngủ mê sảng thì cần liên hệ với bác sĩ để tham khảo ý kiến và có hướng điều trị sớm nhất.

Cách điều trị ngủ mê sảng hiệu quả

Thăm khám bác sĩ sẽ giúp bạn biết được tình trạng mê sảng và phương hướng cụ thể để điều trị. Tùy thuộc vào mỗi người sẽ có cách điều trị khác nhau, có thể tham khảo trước một số phương pháp như dưới đây.

Chăm sóc và hỗ trợ

  • Người ngủ mê sảng trước hết cần bảo vệ đường thở của mình để tránh tình trạng thiếu oxy lên não làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Đối với những người mê sảng, tốt nhất không nên thay đổi đột ngột những thứ xung quanh, nhất là trong phòng ngủ, kể cả nệm cao su, chăn, gối mà họ sử dụng.
  • Những thành viên trong gia đình cũng như người quen cần tạo môi trường sống tốt, trao đổi, trò chuyện, tăng cường gắn kết cùng người ngủ mê sảng.

Sử dụng thuốc điều trị

  • Những cơn đau do mê sảng có thể kiểm soát bằng một số loại thuốc khác nhau. Khi bị mê sảng có thể sử dụng để làm giảm các triệu chứng này.
  • Những người có hành vi hoang tưởng, xuất hiện ảo giác cũng có thể dùng thuốc tương ứng để hạn chế các tình trạng này.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi không thể đi khám sức khỏe và hành vi có thể đe dọa tới sự an toàn của người khác.
  • Sau khi điều trị mê sảng thì phải dừng sử dụng các loại thuốc này.

Có chế độ sinh hoạt phù hợp

  • Xây dựng thời gian ngủ nghỉ đúng giờ, lành mạnh
  • Tạo môi trường ngủ thông thoáng, thoải mái để tránh giấc ngủ bị gián đoạn. Có thể lựa chọn các sản phẩm nệm cao su Liên Á, nệm cao su Vạn Thành, nệm lò xo Dunlopillo,... chính hãng để chăm sóc giấc ngủ tốt nhất.
  • Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
  • Tạo không gian sống yên tĩnh, dễ chịu
  • Tập bình tĩnh và định hướng
  • Tăng cường giao tiếp với mọi người mỗi ngày bằng những chủ đề bình thường nhất
  • Khi giao tiếp cố gắng nói nhẹ nhàng, không nên tranh cãi
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên để giữ sức khỏe tốt

Ngủ mê sảng có thể kéo dài trong vài giờ, vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng. Khi giải quyết những yếu tố tác động tới mê sảng thì sẽ giúp rút ngắn thời gian phục hồi. Ngủ mê sảng: Cách điều trị hiệu quả mà bạn nên biết được chia sẻ ở trên sẽ là thông tin hữu ích khi gặp phải tình trạng bệnh này. 

Reactie plaatsen

Reacties

Er zijn geen reacties geplaatst.